Những năm gần đây, Logistics phát triển mạnh mẽ và dần trở thành một trong những ngành thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn Logistics là gì, cũng như những kiến thức liên quan đến mức lương, ng việc cụ thể và cơ hội việc làm trong ngành logistics.

Logistics là gì? Mức lương ngành logistics là bao nhiêu?


Nội dung bài viết

  1. Định nghĩa Logistics theo chính phủ Việt Nam
  2. Định nghĩa Logistics theo tổ chức quốc tế 
  3. Nguồn gốc vủa từ "Logistics"
  4. Vai trò của dịch vụ Logisitcs trong kinh doanh
  5. Học quản lý Logistics trong kinh doanh 
  6. Mức lương ngành Logistics là bao nhiêu ? 
  7. Học ngành Logistics cần có tố chất gì ? 

I. Định nghĩa Logistics theo chính phủ Việt Nam

Tại Điều 233 Bộ Luật Thương mại năm 2005 quy định, dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại.

Theo đó, thương nhân đứng ra tổ chức thực hiện các ng việc liên quan đến: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, trực tiếp hoặc gián tiếp tư vấn khách hàng, làm thủ tục hải quan, tham gia đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Cho đến nay, chưa có từ ngữ tiếng Việt nào đủ nghĩa để thay thế cho “Logistics”, vì thế, Logistics được phiên âm theo tiếng Việt là “Lô-gi-stíc”.

II. Định nghĩa Logistics theo tổ chức quốc tế

Theo CSCMP – Hội đồng Chuyên gia Quản lý Logistics: Logistics là một phần của Quản lý chuỗi cung ứng. Logistics hướng tới sự hiệu quả của chuỗi hàng hóa, dịch vụ và thông tin trên cả hai chiều, từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng và ngược lại.

Để làm được điều này, các chuyên gia Logistics phải tiến hành hoạch định chiến lược, thực thi và quản lý mọi hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, với mục tiêu là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

III. Nguồn gốc của từ “Logistics”

Nguồn gốc của từ “Logistics”

Theo từ điển Oxford, Logistics là một nhánh của ngành khoa học quân sự, liên quan đến các hoạt động: thu mua, bảo dưỡng và vận chuyển.

Sở dĩ có định nghĩa này vì, Logistics được cho là xuất phát từ chữ “Logistique” trong tiếng Pháp, và lần đầu tiên xuất hiện trong quyển “Nghệ thuật Chiến tranh” của Baron Henri – một tướng quân dưới trướng Napoleon.

Đến sau này, khi ngành sản xuất và dịch vụ ra đời, thuật ngữ Logistics mới bắt đầu sử dụng rộng rãi bởi quân đội Pháp trong thế chiến.

Vì thế, chúng ta có định nghĩa mới của Logistics trong quyển “New Oxford American”: Logistics là cách tổ chức và thực hiện một loạt các hoạt động phức tạp. Hay sự phối hợp của một loạt các hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều người, nhiều phương tiện và vật tư.

IV. Vai trò của dịch vụ Logistics trong kinh doanh

Dù doanh nghiệp có tập trung và đầu tư vào chất lượng của sản phẩm/dịch vụ tốt đến mấy, nhưng nếu những sản phẩm/dịch vụ đó không đến tay khách hàng đúng nơi, đúng thời điểm thì doanh nghiệp vẫn gặp thất bại. Đó chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Logistics trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Logistics là một chuỗi cung ứng từ nguyên vật liệu được thu mua, vận chuyển và lưu trữ cho đến khi đưa vào sử dụng, quản lý chuỗi cung ứng Logistics càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cao.

Thêm vào đó, hoạt động điều phối nguồn lực nhằm cung cấp và sử dụng kịp thời nguyên vật liệu sẵn có cũng là yếu tố “sống còn” của doanh nghiệp.

Về phía khách hàng, nếu sản phẩm/dịch vụ dù được sản xuất đúng hạn nhưng lại vận chuyển không kịp thời sẽ làm khách hàng không hài lòng.

V. Học quản lý Logistics ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Học quản lý Logistics ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Với tính chất và phương thức hoạt động của Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm ở 3 mảng chính: kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Bên cạnh đó, dịch vụ Logistics cũng bao gồm nhiều lĩnh vực khác như:

  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa lên xe, tàu, container…
  • Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê hoặc cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiết bị, kho bãi container…
  • Dịch vụ đại lý vận tải (freight forwarder), dịch vụ này bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan, lập kế hoạch vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa.
  • Các dịch vụ bổ trợ khác như: tiếp nhận, lưu kho, quản lý thông tin vận chuyển, lưu kho hàng hóa, xử lý các vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa bị trả lại, bị hư, lỗi mốt… tái phân phối các loại hàng hóa này, tiến hành hoạt động cho thuê và mua container.

Vị trí cho kỹ sư Logistics mới tốt nghiệp khá đa dạng như nhân viên phân tích và hoạch định nhu cầu khách hàng. Bao gồm:

  • Nhân viên hoạch định sản xuất
  • Nhân viên thu mua
  • Quản trị nguyên vật liệu
  • Nhân viên quản trị kho, nhân viên quản trị kho bãi
  • Vận tải, phân phối
  • Chuyên viên tư vấn – phân tích chuỗi cung ứng
  • Lộ trình thăng tiến khi học Logistics: nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…

VI. Mức lương ngành Logistics là bao nhiêu?

Mức lương ngành Logistics là bao nhiêu

Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng là một ngành khá “hot” với cơ hội việc làm đa dạng, thuộc mọi lĩnh vực, mọi quy mô, đặc biệt, tại các tập đoàn đa quốc gia như DHL, Bosh, Samsung, Unilever Việt Nam, nhân viên Logistics sẽ được hưởng mức thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Hiện nay, cả nước có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics và con số này dự đoán sẽ càng tăng nhanh trong thời gian sắp tới.

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM đã đưa ra báo cáo khảo sát giai đoạn 2020 – 2025, theo đó nhu cầu nhân lực ở TPHCM dự báo mỗi năm có khoảng 310.000 – 330.000 việc làm, trong đó ngành Logistics chiếm 5%.

Đối với vị trí mới tốt nghiệp và ít kinh nghiệm, mức lương ngành Logistics có thể dao động từ 5 – 9 triệu/tháng.

Mức lương sẽ tăng dần khi bạn có nhiều kinh nghiệm hơn. Hơn nữa khi bạn lên đến vị trí cấp cao hoặc trưởng nhóm thì mức lương của bạn thường dao động từ 9 – 13 triệu/ tháng.

Có những doanh nghiệp Quản lý Logistics chỉ có mức lương khoảng 15 – 23 triệu, nhưng cũng có tổ chức chi trả cho vị trí này tới 80 – 100 triệu/tháng.

VII.  Học ngành Logistics cần có tố chất gì?

Để có thể thành ng trong lĩnh vực Logistics đòi hỏi bạn phải có các tố chất sau:

  • Năng động, nhạy bén và có tư duy logic tốt
  • Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp ng việc hiệu quả
  • Biết ngoại ngữ, tin học
  • Có khả năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm
  • Có khả năng quản lý và giao tiếp tốt
  • Có kỹ năng đàm phán tốt, thuyết phục và trình bày vấn đề

Nghề nghiệp nào cũng cần cố gắng học hỏi và trau dồi kiến thức, kỹ năng trong quá trình làm việc. Smart mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn và trở thành một chuyên gia trong ngành logistics.

>>>XEM THÊM: Xin việc ở đâu ? Nơi nộp CV ?